1. Mục đích đi Nhật Bản của bạn.
Câu hỏi này thường là câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng dành cho bạn. Người Nhật rất thích những người siêng năng, ham học hỏi. Do đó, ngoài mục đích kiếm tiền thì bạn nên thể hiện mục đích muốn học hỏi kinh nghiệm làm việc, kỹ thuật của Nhật Bản, muốn học tiếng Nhật, tìm hiểu về văn hóa lối sống của người nhật …
Trả lời:
Nếu bạn đang đi làm thì trả lời đúng công việc mình đang làm, nếu bạn chưa có việc làm thì nên trả lời là đang phụ giúp công việc cho bố mẹ ví dụ như làm nông nghiệp.
=> Em đang làm việc ở xưởng hàn gần nhà
=> Em đang phụ giúp bố mẹ làm nông nghiệp
2. Công việc của bạn có làm thêm không?
=>Một ngày em làm thêm khoảng 1 -2 tiếng (hoặc không)
3. Lương tháng của bạn?
=> Một tháng em nhận được khoảng --- triệu
4. Vì sao bạn lại nghỉ công ty đó:
- Do em muốn đi Nhật ạ. Làm ở Nhật lương cao hơn và có thể học hỏi nhiều điều cho tương lai.
5. Hiện tại công việc của công ty làm thêm rất nhiều, một ngày bạn có thể làm thêm được mấy giờ.
Trả lời: Em có thể làm thêm 3 giờ một ngày
6. Bạn có hiểu biết gì về Nhật Bản?
7. Nếu đi Nhật suốt 3 năm, bạn không được về Việt Nam thăm gia đình, vậy bạn có chấp nhận không?
Đương nhiên là trước khi quyết định đi Nhật thì bạn đã suy nghĩ, lên kế hoạch và bàn bạc kỹ với gia đình rồi. Vì vậy, việc không về nước trong quá trình thực tập 3 năm bên nhật là không vấn đề gì.
Trả lời: Em chấp nhận ạ. Trước khi quyết định đi Nhật thì em đã suy nghĩ, lên kế hoạch và bàn bạc kỹ với gia đình rồi ạ.
8. Nếu bạn là người đã có gia đình và có con nhỏ: Em đi suốt 3 năm như vậy, không được gặp con cái thì có sao không?
Trả lời: Hàng ngày em có thể gọi video nên không vấn đề gì ạ. Vợ em cũng mong muốn em yên tâm làm việc, và có bố mẹ em phụ giúp nuôi dưỡng các cháu ạ.
9.Bạn có tự tin về thể lực của mình không?
=> Vâng, em tự tin ạ. Em thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức khoẻ. (Có thể nói thêm nếu thực sự thích môn thể thao nào, hoặc đã rèn luyện trong quân ngũ)
10.Số tiền em tiết kiệm 3 năm bên Nhật, sau khi về Việt Nam em dự định làm gì?
Trả lời:
Một phần thì cho gia đình, số tiền còn lại em sẽ dựng xưởng gia công cơ khí, ô tô.... Hoặc nó là dùng cho công việc tương lai.
11. Bạn có kinh nghiệm sống tập thể không?
Trả lời: Ví dụ : Hồi còn học …, hoặc hồi làm việc ở…hoặc hồi đi lính em đã từng ở tập thể với 4 bạn rồi. em là người ít nói nhưng hoà đồng nên không có vấn đề gì ạ.
12. Ở ký túc xá, 2 người sẽ ở chung 1 phòng, bạn có đồng ý không?
Trả lời: Vâng, không sao ạ.
13. Em có uống rượu,hút thuốc không?
Trả lời: Thuốc lá em không hút, rượu thì thỉnh thoảng em mới uống.
Dạ thuốc lá thỉnh thoảng em hút. Rượu em uống khi có gặp gỡ bạn bè.
14. Em có nấu ăn được không?
Trả lời: Em nấu được ạ.
Em nấu được món đơn giản ạ.
15. Bạn có thích hay không thích món ăn nào không ?
Trả lời: Dạ không ạ, món nào em cũng ăn được.
Dạ em ăn được nhiều món nhưng chưa ăn được món…
16. Bạn có ăn được đồ Nhật không?
Trả lời:
17. Em hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình?
Trả lời: Điểm mạnh của em là: chăm chỉ,cần cù chịu khó,có trách nhiệm trong công việc, khéo tay, ham học hỏi, tiếp thu nhanh, có tính kỉ luật, có quyết tâm…
=>Điểm yếu của em là: đứng trước chỗ đông người hay run
-> Phần này nói khớp với bài giới thiệu và CV.
* Khi nói về điểm yếu:
– Bạn có thể đưa ra 1 – 2 nhược điểm không hoặc rất ít gây ảnh hưởng tới công việc.
– Ngoài ra cần lưu ý tránh việc nói những thứ có thể khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là người kém cỏi, không đủ khả năng hoặc thiếu sự cẩn thận.
– Không nên phủ nhận rằng mình không có điểm yếu.
– Sau khi nói ra điểm yếu của mình bạn nên nói thêm câu:
Dù có vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng.
18. Bạn hãy tự PR bản thân mình.
Khi nhà tuyển dụng đã để ý đến bạn và muốn chọn bạn. Tuy nhiên vẫn còn đang phân vân so sánh với các ứng viên khác thì nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi này.
Khi đó, bạn hãy tự đánh giá bản thân và nói ra những điểm mạnh, điểm tốt của mình dựa trên những nhận xét thực tế của đồng nghiệp, bạn bè cũ. Bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người ưu tú, phù hợp với công việc mà công ty đang tuyển dụng. Tránh nói lan man, tránh nói những thứ không liên quan tới công việc.
Bình luận